Mạng xã hội
52 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội | Mở cửa: 8:00 - 20:00

Hotline

035.335.52.52
banner 0

Tiểu buốt ở nữ là bị bệnh gì: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Tiểu buốt là hiện tượng nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải chị em nào cũng hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa tình trạng này. Hãy đọc ngay bài viết của chúng tôi dưới đây để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về hiện tượng khó chịu này nhé.

1. TIỂU BUỐT RÁT LÀ DẤU HIỆU BỆNH GÌ Ở NỮ

GỬI CÂU HỎI TỚI CHUYÊN GIA

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II NGUYỄN THỊ MINH CÚC

Trên 40 năm công tác tại bệnh viện phụ sản tuyến đầu

Tiểu buốt là hiện tượng vô cùng khó chịu. Nó khiến chị em cảm thấy nóng rát, khó chịu và đau buốt mỗi khi đi tiểu. Thêm vào đó, những cơn đau rát do tình trạng này gây ra thường bắt đầu từ bàng quang, niệu đạo và vùng đáy chậu. Dưới đây là những nguyên nhân điển hình dẫn đến hiện tượng buốt khi tiểu tiện.

1.1. Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một trong những căn bệnh thường gặp ở nữ giới. Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này là do cấu tạo của cơ thể chị em phụ nữ có chút đặc biệt. Ở chỗ là kích thước niệu đạo của chị em phụ nữ rất ngắn, chỉ bằng 1/3 so với nam giới. Trong khi đó, niệu đạo của phụ nữ lại nằm rất gần với hậu môn. Điều này khiến các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và lây lan gây viêm nhiễm.

Khi bị viêm đường tiết niệu, chị em sẽ xuất hiện dấu hiệu điển hình là cảm thấy rát và buốt khi đi tiểu. Nếu nặng hơn chị em có thể thấy dịch chảy ra từ niệu đạo và có cảm giác bỏng rát. Khi xuất hiện những tình trạng này, chị em nên nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa về phụ khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

1.2. Viêm đường bàng quang

Trong nước tiểu có chứa vi khuẩn, và các loại vi khuẩn này có thể gây hại bất cứ lúc nào. Nếu như chị em phụ nữ nhịn tiểu quá lâu thì vi khuẩn gây viêm nhiễm bàng quang cũng có thể gây nên hiện tượng tiểu buốt.

1.3. Viêm niệu đạo

Niệu đạo chính là con đường để dẫn truyền nước tiểu ở cả nam và nữ chính vì thế khi niệu đạo bị viêm nhiễm và tổn thương thì chị em có thể cảm thấy buốt khi đi tiểu.

Triệu chứng viêm niệu đạo nữ

1.4. Viêm âm đạo do vi khuẩn

ở nữ giới đường niệu đạo ngắn và gần với âm đạo, hai bộ phận này có liên quan mật thiết với nhau thế nên khi mà âm đạo bị viêm nhiễm thì nước tiểu thoát ra ngoài cũng sẽ gây buốt. Bên cạnh đó là các triệu chứng điển hình của viêm âm đạo như: ra nhiều khí hư, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới…

1.5. Viêm nội mạc tử cung

các chuyên gia cho biết trường hợp này người bệnh không chỉ gặp phải một mình triệu chứng tiểu buốt mà tiểu buốt ra máu ở phụ nữ do tử cung bị sung huyết và phù nề.

1.6. Bệnh xã hội

tiểu buốt ở nữ giới cũng không thể loại trừ nguyên nhân của bệnh lậu, một trong những căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục không an toàn.

1.7. Ảnh hưởng của giai đoạn mãn kinh

Theo nhiều nghiên cứu, khi tới độ tuổi sau mãn kinh, việc sản xuất hormone estrogen của cơ thể chị em bị giảm mạnh, dẫn tới sự thay đổi pH âm đạo, làm xáo trộn sự cân bằng của nấm men và vi khuẩn trong âm đạo và làm tăng cơ hội nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến họ có cảm giác bị buốt khi đi tiểu.

1.8. Tiểu buốt do mắc bệnh sỏi thận

Sỏi thận có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu bằng cách “chống lưng” cho các loại vi khuẩn có thêm thời gian để sinh sôi, phát triển. Do đó, khi có triệu chứng tiểu buốt kèm theo đau lưng chị em nên đi khám thận để bác sĩ có thể xử lý triệt để tình trạng này càng sớm càng tốt.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác khiến chị em có cảm giác đau buốt khi tiểu tiện như:

  • Cơ thể bị mất nước: Theo các chuyên gia, việc uống nhiều nước không chỉ có tác dụng làm dịu cơn khát mà còn làm giảm nguy cơ bị tiểu buốt. Thêm vào đó, khi đi tiểu thường xuyên, cơ thể của chị em còn có thể loại bỏ tất cả các loại vi khuẩn sót lại trong đường tiết niệu. Do đó, chị em nên uống tối thiểu 8 cốc nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Sử dụng băng vệ sinh không đúng cách: Băng vệ sinh là vật dụng vô cùng cần thiết với chị em phụ nữ mỗi khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, việc dùng băng vệ sinh không đúng cách (sử dụng băng vệ sinh trong một thời gian dài mà không thay, dùng băng vệ sinh đã hết hạn hoặc lựa chọn nhầm loại băng vệ sinh gây kích ứng với da) là thủ phạm hàng đầu gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu ở chị em phụ nữ với dấu hiệu đầu tiên là tiểu buốt.
  • Mặc quần lót không thoải mái: Quần lót của chị em phụ nữ có thể là thủ phạm phát sinh ra bệnh viêm đường tiết niệu. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ bị tiểu buốt, chị em nên mặc quần lót thông thoáng, chất cotton để ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh.

2. HIỆN TƯỢNG TIỂU BUỐT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG

Hiện tượng đi tiểu buốt có thể biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm, do đó chị em nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Những người bị tiểu buốt thường cảm thấy vô cùng khó chịu mỗi khi đi tiểu. Thêm vào đó, tình trạng này còn có thể suy giảm sức khỏe sinh lý ở vùng kín, khiến chị em cảm thấy tự ti, e ngại với bạn tình, dẫn tới ngại quan hệ tình dục. Về lâu dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt vợ chồng và gây sứt mẻ tình cảm.

Tiểu buốt có nguy hiểm không

Ngoài ra, tiểu buốt còn có thể gây ra bệnh viêm nhiễm vùng kín như viêm tử cung, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng,… khiến chị em phụ nữ có nguy cơ cao bị vô sinh hiếm muộn. Hơn nữa, đây là căn bệnh ở đường tiết niệu nên khi gặp phải tình trạng này, chị em sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về thận như viêm thận, suy thận,… kéo theo nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đó là lý do tại sao chị em nên đi thăm khám ngay khi thấy dấu hiệu bị đau buốt khi đi tiểu.

3. TIỂU BUỐT RÁT Ở NỮ KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM

Triệu chứng tiểu buốt ở nữ giới thường liên qua đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa vì vậy chị em không nên chủ quan, hãy đi khám ngay nếu:

  • Triệu chứng tiểu buốt kèm theo nóng rát vì đây là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm Tiết niệu
  • Tiểu buốt kèm theo dịch trắng như mủ, đây thường là dấu hiệu của viêm tiết niệu nữ
  • Tình trạng tiểu buốt kèo dài trên 2 ngày không thấy đỡ
  • Tiểu buốt kèm theo đau vùng bụng dưới
  • Tiểu buốt ra máu bất thường

4. CHI PHÍ KHÁM BAO NHIÊU TIỀN

Chi phí khám sẽ phù thuộc vào cơ sở y tế bạn thăm khám và bác sĩ khám. Hiện bên phòng khám đa khoa 52 Nguyễn trãi đang có ưu đãi gói khám phụ khoa trị giá 1.550.000đ Giảm còn 188.000đ khi ĐĂNG KÝ mã khám ưu tiên trên website hoặc đăng ký qua Hotline: 0328.61.52.52

gói khám phụ khoa

 

5. CÁCH CHUẨN ĐOÁN BỆNH TIỂU BUỐT Ở NỮ

5.1. Khám vùng chậu

Tiểu buốt, rát  ở nữ có thể liên quan đến những vấn đề về sức khỏe sinh sản hoặc cơ quan sinh dục. Vì thế, người bệnh nên thực hiện khám vùng chậu để được đánh giá tình trạng của các cơ quan sinh sản nữ. Những hoạt động khám vùng chậu bao gồm:

  • Khám âm môn
  • Khám âm đạo
  • Cổ tử cung
  • Tử cung
  • Buồng trứng

Bên cạnh đó, nếu người bệnh có những triệu chứng khác ngoài tiểu buốt, tiểu rát, nghi ngờ là viêm bàng quang, bác sĩ cũng sẽ đề nghị thực hiện chẩn đoán bàng quang hoặc trực tràng tùy trường hợp.

5.2. Phân tích nước tiểu và dịch

Một số phương pháp phân tích nước tiểu gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Cấy nước tiểu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng
  • Xét nghiệm tế bào nước tiểu

5.3. Chẩn đoán hình ảnh, kiểm tra hình ảnh

Chẩn đoán và kiểm tra bằng hình ảnh là một phương pháp chẩn đoán chuyên sâu, thường được chỉ định ở những người bệnh có các dấu hiệu rõ ràng của những bệnh tiết niệu như thận hoặc bàng quang bên tiểu buốt.

chuẩn đoán tiểu buốt ở nữ

Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh chủ yếu để xem xét hình dạng của cơ quan hệ tiết niệu và tình trạng viêm loét của người bệnh.

Cách phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm:

  • Chụp MRI
  • Chụp cắt lớp
  • Siêu âm thận, tiết niệu và bàng quang
  • Nội soi bàng quang

6. CÁCH ĐIỀU TRỊ TIỂU BUỐT Ở NỮ

Người bị tiểu ra máu ở nữ cần điều trị nguyên nhân gốc gây ra bệnh, cụ thể là những bệnh tiết niệu thuộc niệu đạo, bàng quang hoặc thận. Tiểu ra máu ở nữ có thể điều trị dứt điểm nếu như bệnh tiết niệu có thể điều trị được dứt điểm. Hầu hết những trường hợp tiểu ra máu ở nữ đều có thể điều trị thành công.

Phương pháp điều trị phổ biến nhất là nội khoa bằng uống. Và tùy theo triệu chứng lâm sàng và loại bệnh mà người bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định và kê thuốc phù hợp.

Tuy nhiên, những trường hợp tiểu máu do sỏi thận hoặc những bệnh như viêm loét, nhiễm trùng tiết niệu, bác sĩ sẽ xử lý những vấn đề tiên quyết này trước rồi sau đó mới điều trị tiểu máu.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

Bản quyền thuộc Phòng Khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi