Mạng xã hội
52 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội | Mở cửa: 8:00 - 20:00

Hotline

035.335.52.52
banner 0

Nữ bị tiểu buốt ra máu, đau tức bụng dưới: Cảnh giác viêm đường tiết niệu

5/5 - (1 bình chọn)

Việc đau bụng dưới và tiểu buốt ra máu ở nữ giới có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị viêm đường tiết niệu. Viêm đường tiết niệu ở nữ giới nếu không được chẩn đoán và chữa trị sớm thì có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày và thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

Tiểu buốt ra máu kèm Đau tức bụng dưới ở nữ là bệnh gì?

Đa số các nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nữ đều là những bệnh lý liên quan đến một trong những cơ quan thuộc hệ tiết niệu, phổ biến nhất là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm.  Mặt khác, tiểu ra máu ở phụ nữ cũng có thể là cho hiện tượng xuất huyết từ âm đạo, cổ tử cung.

Có nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng này như:

Tiểu ra máu

Nguyên nhân tiểu ra máu

1. Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu của cả nam giới và nữ giới. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn, vi nấm, sỏi tiết niệu gây nên. Nước tiểu là yếu tố môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi nấm. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt số lượng cao thì sẽ gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu ở nữ giới như

  • Nữ giới bị sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do mắc bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, …
  • Quan hệ tình dục với người bị viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới.
  • Nữ giới bị viêm bàng quang tái phát nhiều lần, hẹp lỗ tiểu, vệ sinh không đúng cách sau khi giao hợp hoặc khi có kinh nguyệt, táo bón thường xuyên,… cũng dễ bị viêm đường tiết niệu.
  • Phụ nữ mãn kinh do thay nội tiết tố nữ, thay đổi độ pH nước tiểu, niêm mạc âm đạo, niệu đạo và đáy bàng quang mỏng hơn nên dễ bị viêm đường tiết niệu.

Biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu ở nữ giới

biến chứng viêm đường tiết niệu

biến chứng viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới nếu không được chẩn đoán và chữa trị sớm thì có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm đường tiết niệu ở nữ giới nếu không được phát hiện có thể gây viêm bể thận.
  • Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn tới áp xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận hay thậm chí tử vong.
  • Phụ nữ đang mang thai bị viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non hoặc con bị dị dạng,…
  • Đối với nữ giới bị viêm đường tiết niệu có thể gây tắc vòi trứng, gây khó khăn cho việc mang thai, thậm chí là vô sinh.
  • Người bị viêm đường tiết niệu luôn trong tình trạng tiểu buốt đau bụng dưới và ra máu, vì vậy khi quan hệ tình dục sẽ gây đau và ảnh hưởng đến đời sống tình dục.
  • Viêm đường tiết niệu cũng là dấu hiệu cảnh báo người bệnh về những bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu,….

Triệu chứng viêm đường tiết niệu

Triệu chứng viêm đường tiết niệu

Triệu chứng viêm đường tiết niệu

  • Tiểu buốt ra máu: Tiểu buốt ra máu là một trong những dấu hiệu nhận biết bạn bị viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu ở nữ là bởi vì mô bị viêm rất nhạy cảm và gây ra cảm giác nóng rát khi nước tiểu đi qua nó.
  • Nước tiểu đục: Nước tiểu có mùi hôi, màu đục là một trong những triệu chứng cảnh báo bạn bị viêm đường tiết niệu hoặc sỏi tiết niệu.
  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp: Nguyên nhân là do vi khuẩn tiếp xúc với một hệ thống tiết niệu, các tín hiệu viêm sẽ khiến cơ thể phản ứng với vi khuẩn xâm nhập và gây ra đi tiểu nhiều lần.
  • Đau vùng bụng dưới: Đau bụng dưới là một dấu hiệu cảnh báo sớm viêm đường tiết niệu nữ giới. Nguyên nhân gây ra điều này là do tình trạng viêm của bàng quang chống lại nhiễm trùng.
  • Tiểu không hết: Do viêm thu hẹp lỗ mở niệu đạo vị trí nước tiểu đi qua nên mỗi lần đi tiểu bạn thường chỉ tiểu được một lượng ít.
  • Kiểm soát bàng quang kém: Bạn sẽ thấy mình ít kiểm soát bàng quang hơn trong giai đoạn bị viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân cơn đau do viêm có thể làm cho sự thôi thúc đi tiểu nhanh hơn.

Nếu bạn đang có dấu hiệu bất thường nêu trên mà chưa có thời gian đi khám thì có thể chát với bác sĩ Nam khoa TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí hoặc kết nối với bác sĩ qua zalo: https://zalo.me/3306420744925033181

2. Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là sự tích tụ của những khoáng chất dư thừa bên trong hệ tiết niệu dưới dạng rắn. Sỏi tiết niệu thường xảy ra ở bàng quang hoặc thận.

sỏi đường tiết niệu

sỏi đường tiết niệu

Tiểu ra máu ở nữ là triệu chứng của bệnh, xuất hiện khi những khối sỏi làm rách hoặc xước niêm mạc bên trong đường tiết niệu hoặc các cơ quan khác. Từ đó, máu lẫn vào trong nước tiểu tại thận hoặc bàng quang và đào thải cùng với nước tiểu ra ngoài.

3. Lạc nội mạc tử cung

Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc lót bên trong tử cung. Một người bị lạc nội mạc tử cung khi các mô bên trong thành tử cung phát triển ở ngay trong tử cung hoặc bên ngoài tử cung. Những vị trí mà các mô này phát triển thương là khung chậu hoặc khoang bụng.

Người bị lạc nội mạc tử cung sẽ có những khối u khiến tử cung và các vùng xung quanh sưng hoặc chảy máu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tiểu ra máu ở nữ. Ngoài ra, người bệnh sẽ chịu những cơn đau thắt ở vùng bụng dưới, vùng chậu.

4. Ung thư

Ung thư là biến chứng nặng nhất của các bệnh tiết niệu. Vì thế, triệu chứng của ung thư cũng tương tự triệu chứng chung của những bệnh tiết niệu khác nhưng nghiêm trọng hơn, trong đó có tiểu ra máu ở nữ.

Hai loại ung thư tiết niệu thường gặp nhất là ung thư bàng quang và ung thư thận. Dù nguyên nhân này không phổ biến bằng các bệnh lý tiết niệu kể trên, người bệnh khi phát hiện triệu chứng tiểu máu, cần đi khám và tầm soát ung thư để giảm thiểu rủi ro.

Đi tiểu ra máu ở nữ có nguy hiểm không?

Tiểu ra máu ở nữ có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh điều trị khỏi nguyên nhân gây tiểu máu. Thông thường, những bệnh tiết niệu cấp tính gây tiểu ra máu ở nữ đều có thể điều trị nội khoa đơn giản bằng thuốc. Do vậy, tiểu ra máu ở nữ không phải là một triệu chứng nguy hiểm. Người bệnh khi xuất hiện triệu chứng không cần quá căng thẳng và đi khám với bác sĩ chuyên môn ngap lập tức để được khám và chẩn đoán bệnh chính xác.

tiểu ra máu có nguy hiểm không

Người bệnh cũng không nên quá chủ quan vì tiểu máu cũng có thể tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm. Hơn nữa, những bệnh tiết niệu gây ra tiểu máu nếu kéo dài không qua điều trị, sẽ tiến triển nhanh thành các bệnh mạn tính. Từ đó, gia tăng nguy cơ ung thư tiết niệu ở người rất cao.

Khi nào cần đi khám

Đái ra máu ở nữ giới không phải là một bệnh phức tạp hoặc cần điều trị trong thời gian lâu dài. Ở một số trường hợp bệnh tiết niệu cấp tính nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện ra triệu chứng hoặc triệu chứng kéo dài 3-5 ngày.

GỬI CÂU HỎI TỚI CHUYÊN GIA

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II NGUYỄN THỊ MINH CÚC

Trên 40 năm công tác tại bệnh viện phụ sản tuyến đầu

Bởi vì tình trạng tiểu máu sẽ dễ gây ra thiếu máu ở người bệnh, từ đó làm giảm hụt sức khỏe và năng lượng. Hơn nữa, những bệnh tiết niệu có gây triệu chứng tiểu ra máu ở nữ nếu không điều trị kịp thời sẽ dễ tiến triển thành mạn tính và những biến chứng nguy hiểm khác.

Chi phí khám Tiểu buốt ra máu ở nữ bao nhiêu

Chi phí khám sẽ phù thuộc vào cơ sở y tế bạn thăm khám và bác sĩ khám. Hiện bên phòng khám đa khoa 52 Nguyễn trãi đang có ưu đãi gói khám phụ khoa trị giá 1.550.000đ Giảm còn 188.000đ khi ĐĂNG KÝ mã khám ưu tiên trên website hoặc đăng ký qua Hotline: 0328.61.52.52

gói khám phụ khoa

Cách chẩn đoán bệnh tiểu buốt ra máu ở nữ

1. Khám vùng chậu

Tiểu ra máu ở nữ có thể liên quan đến những vấn đề về sức khỏe sinh sản hoặc cơ quan sinh dục. Vì thế, người bệnh nên thực hiện khám vùng chậu để được đánh giá tình trạng của các cơ quan sinh nữ. Những hoạt động khám vùng chậu bao gồm:

  • Khám âm môn
  • Khám âm đạo
  • Cổ tử cung
  • Tử cung
  • Buồng trứng

Bên cạnh đó, nếu người bệnh có những triệu chứng khác ngoài tiểu máu, nghi ngờ là viêm bàng quang, bác sĩ cũng sẽ đề nghị thực hiện chẩn đoán bàng quang hoặc trực tràng tùy trường hợp.

2. Phân tích nước tiểu

Tiểu ra máu ở nữ thường được ưu tiên chẩn đoán bằng cách xét nghiệm nước tiểu. Đây là cách nhanh và chính xác để xác định được nồng độ hồng cầu bên trong nước tiểu và độ creatinin.

xét nghiệm nước tiểu

Một số phương pháp phân tích nước tiểu gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Cấy nước tiểu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng
  • Xét nghiệm tế bào nước tiểu

3. Chẩn đoán hình ảnh, kiểm tra hình ảnh

Chẩn đoán và kiểm tra bằng hình ảnh là một phương pháp chẩn đoán chuyên sâu, thường được chỉ định ở những người bệnh có các dấu hiệu rõ ràng của những bệnh tiết niệu như thận hoặc bàng quang bên cạnh tiểu máu.

Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh chủ yếu để xem xét hình dạng của cơ quan hệ tiết niệu và tình trạng viêm loét của người bệnh.

Cách phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm:

  • Chụp MRI
  • Chụp cắt lớp
  • Siêu âm thận, tiết niệu và bàng quang
  • Nội soi bàng quang

Cách điều trị tiểu buốt ra máu ở nữ

Người bị tiểu ra máu ở nữ cần điều trị nguyên nhân gốc gây ra bệnh, cụ thể là những bệnh tiết niệu thuộc niệu đạo, bàng quang hoặc thận. Tiểu ra máu ở nữ có thể điều trị dứt điểm nếu như bệnh tiết niệu có thể điều trị được dứt điểm. Hầu hết những trường hợp tiểu ra máu ở nữ đều có thể điều trị thành công.

Phương pháp điều trị phổ biến nhất là nội khoa bằng uống. Và tùy theo triệu chứng lâm sàng và loại bệnh mà người bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định và kê thuốc phù hợp.

Tuy nhiên, những trường hợp tiểu máu do sỏi thận hoặc những bệnh như viêm loét, nhiễm trùng tiết niệu, bác sĩ sẽ xử lý những vấn đề tiên quyết này trước rồi sau đó mới điều trị tiểu máu.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

Bản quyền thuộc Phòng Khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi